Viêm Dạ Dày - Tá Tràng: Nguyên nhân và cách điều trị
Bệnh viêm dạ dày – tá tràng là một bệnh thường xuất hiện ở mọi lứa tuổi, phân bổ đều ở nam và nữ. Trong giai đoạn bệnh mới phát hiện, bệnh có thể chữa trị được hoàn toàn. Tuy nhiên, khi để bệnh viêm dạ dày – tá tràng sang giai đoạn mạn tính hoặc có biến chứng, thì việc chữa trị căn bệnh này sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, việc hiểu biết rõ về bệnh viêm dạ dày – tá tràng là một trong những điều cần thiết để phòng và điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Bệnh viêm dạ dày – tá tràng là gì?
Viêm dạ dày – tá tràng là bệnh gây tổn thương viêm trên niêm mạc dạ dày – tá tràng (phần tiếp nối với dạ dày và là phần đầu của ruột non). Bệnh có thể được chia thành 2 loại là viêm dạ dày – tá tràng cấp và mạn:
- Viêm dạ dày – tá tràng cấp: khởi phát nhanh, diễn tiến nhanh chóng, ít để lại di chứng.
- Viêm dạ dày – tá tràng mạn: tổn thương có tính chất kéo dài và tiến triển chậm, biểu hiện triệu chứng không đặc hiệu, có thể tổn thương lan tỏa hoặc chỉ khu trú một vùng của niêm mạc dạ dày. Cuối cùng, có thể dẫn đến viêm teo niêm mạc dạ dày.
Nguyên nhân dẫn đến viêm dạ dày – tá tràng
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bênh viêm dạ dày – tá tràng.
Đối với thể viêm dạ dày – tá tràng cấp: Gồm những nguyên nhân dẫn đến tổn thương viêm niêm mạc dạ dày cấp tính như:
Những yếu tố bên trong cơ thể (yếu tố nội sinh): do các độc tố từ vi khuẩn, virus trong cơ thể tràn vào máu gây viêm dạ dày – tá tràng cấp tính, xuất hiện thứ phát sau khi mắc các bệnh sau: Các bệnh nhiễm trùng cấp (cúm, sởi, bạch hầu, thương hàn, viêm phổi, viêm ruột thừa…), thoát vị hoành…Các bệnh làm urê máu cao, tăng đường huyết, stress (bỏng, chấn thương nặng, sau phẫu thuật lớn, u não, xơ gan, suy thận…Dị ứng (thức ăn: tôm, sò, ốc…), viêm thành mạch dị ứng (hội chứng Schoenlein – Henoch)…
Những yếu tố bên ngoài cơ thể (yếu tố ngoại sinh):
Đối với thể viêm dạ dày – tá tràng cấp: Gồm những nguyên nhân dẫn đến tổn thương viêm niêm mạc dạ dày cấp tính như:
Những yếu tố bên trong cơ thể (yếu tố nội sinh): do các độc tố từ vi khuẩn, virus trong cơ thể tràn vào máu gây viêm dạ dày – tá tràng cấp tính, xuất hiện thứ phát sau khi mắc các bệnh sau: Các bệnh nhiễm trùng cấp (cúm, sởi, bạch hầu, thương hàn, viêm phổi, viêm ruột thừa…), thoát vị hoành…Các bệnh làm urê máu cao, tăng đường huyết, stress (bỏng, chấn thương nặng, sau phẫu thuật lớn, u não, xơ gan, suy thận…Dị ứng (thức ăn: tôm, sò, ốc…), viêm thành mạch dị ứng (hội chứng Schoenlein – Henoch)…
Những yếu tố bên ngoài cơ thể (yếu tố ngoại sinh):
- Helicobacter Pylori (Hp).
- Ăn uống: thức ăn quá nóng, quá lạnh, cứng, khó tiêu, nhai không kĩ, do uống rượu, trà, cà phê,…
- Thuốc: thuốc giảm đau kháng viêm (NSAIDs), kháng sinh, Aspirin,…
- Dị vật..
Thể viêm dạ dày – tá tràng mạn:
- Helicobacter Pylori (Hp) là nguyên nhân hàng đầu gây viêm dạ dày – tá tràng mạn tính.
- Lạm dụng các chất kích thích: rượu, bia, cà phê, trà, thuốc lá,..
- Thuốc: giảm đau, kháng sinh…; dùng một số thuốc nhuận tràng kéo dài, thuốc bột kiềm gây trung hòa acid dịch vị quá mức dẫn đến phản ứng tăng acid HCl đột biến làm tổn thương niêm mạc dạ dày…
- Thói quen ăn uống: ăn không đúng giờ, hay bỏ bữa, ăn đêm, ăn nhiều thức ăn cay, chua, nóng, thiếu đạm, thiếu vitamin, nhai không kĩ…
- Nhiễm khuẩn: cần chú ý các nhiễm khuẩn tai – mũi – họng, răng, viêm phế quản mạn…
- Yếu tố tâm lí, rối loạn thần kinh thực vật.
- Dị ứng, miễn dịch….
Biểu hiện của bệnh viêm dạ dày – tá tràng
- Đau bụng vùng thượng vị (vùng trên rốn): đau dữ dội, hay cồn cào, nóng rát, có khi đau âm ỉ, ậm ạch khó tiêu, cảm giác khó chịu…đau tăng lên sau hoặc trong khi ăn, một số trường hợp có đau, nóng rát vùng thượng vị muộn sau bữa ăn, đặc biệt đau rõ hơn khi ăn uống những thứ như: rượu, bia, rượu vang trắng, món ăn cay, chua, ngọt…
- Cảm giác nặng bụng, chướng bụng, ợ hơi,…
- Buồn nôn hoặc nôn nhiều, ăn xong nôn ngay, thường nôn xong đỡ đau bụng. nôn ra hết thức ăn sẽ nôn ra dịch chua, có khi nôn ra cả máu…
- Lưỡi có thể hơi to, trắng, có vết ấn của răng trên lưỡi, ổ loét, chảy máu nướu răng. Miệng hôi, cảm giác đắng miệng vào buổi sáng sớm,…
- Có thể có tiêu chảy.
- Chán ăn, ăn không ngon miệng, có thể gầy đi chút ít hoặc cân nặng vẫn bình thường.
- Có thể có sốt 39-40˚C (với bệnh viêm dạ dày – tá tràng cấp tính).
- Có thể có mất ngủ, ngủ không ngon giấc: mất ngủ hay giấc ngủ thường xuyên bị gián đoạn do bụng bị đầy hơi, bụng nặng, cảm giác khó tiêu, hay do đau lúc bụng đói nửa về đêm sáng.
Khi có các biểu hiện trên, nên đến tìm bác sĩ để được khám, tư vấn và làm các xét nghiệm chẩn đoán và điều trị bệnh hợp lí hoặc loại trừ bệnh.
Làm thế nào để phòng ngừa bệnh viêm dạ dày – tá tràng
Viêm dạ dày – tá tràng nếu không tuân thủ điều trị sẽ dẫn đến biến chứng loét, xuất huyết, thủng dạ dày tá tràng. Vì vậy, nên thay đổi thói quen sinh hoạt, thói quen ăn uống, tránh các yếu tố có hại cho dạ dày để phòng bệnh và điều trị bệnh tốt hơn, cải thiện triệu chứng và tránh các biến chứng có hại. Dưới đây là một số điều cần lưu ý để dự phòng bệnh viêm dạ dày – tá tràng:
- Nên tập thói quen ăn uống lành mạnh, khoa học: ăn chậm, nhai kĩ, ăn uống đúng giờ, tránh bỏ bữa, không để quá đói hoặc ăn quá no, tránh ăn các thức ăn quá chua, quá cay, quá nóng, quá lạnh, quá mặn, quá ngọt, quá khô, hạn chế thức ăn nhanh, đồ hộp, nhiều dầu mỡ,…không nên ăn khuya (không ăn trễ hơn 8 giờ tối), ăn sáng đầy đủ, thường trong vòng 1 giờ sau ngủ dậy, không vận động ngay sau khi ăn,…
- Cần bổ sung vitamin A, D, K, B12, acid folic, canxi, Fe, Zn,..trứng, sữa giúp trung hòa acid dạ dày tốt hơn,..
- Tránh các chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá, trà, cà phê,…
- Hạn chế kháng sinh, kháng viêm, các thuốc giảm đau, khi dùng cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được sử dụng các thuốc thích hợp ít ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày hoặc thêm các loại thuốc hỗ trợ dạ dày…
- Khám bác sĩ khi có tình trạng viêm nhiễm: răng, tai – mũi – họng…
- Vận động phù hợp, tập thể dục đều đặn và hợp lí, khoảng 30 phút/ngày, 5 lần/tuần để có sức khỏe tốt.
- Nghỉ ngơi hợp lí, ngủ đủ.
- Tránh stress.
EmoticonEmoticon