Tại sao trào ngược dạ dày gây ho ? cách xử lý thế nào ?
Chứng ợ chua ợ nóng là triệu chứng điển hình của trào ngược dạ dày, nhưng ho dai dẳng nhiều ngày, ho mãn tính cũng là một triệu chứng khác của bệnh trào ngược dạ dày mà ít người biết đến. Vậy nguyên nhân trào ngược dạ dày gây ho do đâu và cách điều trị ho do trào ngược dạ dày như thế nào?
Khi nhắc đến bệnh trào ngược dạ dày là nhắc đến tình trạng dịch trong dạ dày đi ngược lên trên thực quản về phía cổ họng, cảm giác như thức ăn đang quay lại cổ họng. Bạn luôn có cảm giác:
- Khó chịu
- Nóng rát dọc từ dạ dày lên đến cổ họng
- Miệng có vị chua, đắng của acid và dịch mật.
Để thức ăn có thể đi xuống dạ dày, chúng cần phải đi qua ống thực quản và qua một cái van nhỏ là cơ thắt thực quản dưới. Đây là một bộ phận rất đặc biệt, nối liền thực quản và dạ dày đồng thời giúp giữ thức ăn ở yên trong dạ dày không đi ngược lên phía trên.
Khi bạn bị trào ngược dạ dày tức là van cơ thắt thực quản dưới bị suy yếu. Van mở ngay cả khi không có thức ăn và tất nhiên dịch vị sẽ trào ra khỏi dạ dày và đi lên phía trên.
1.1. Nguyên nhân làm yếu cơ thắt thực quản dưới
- Do căng thẳng, áp lực, stress
- Do sử dụng rượu bia và các chất kích thích
- Làm việc ca đêm, làm việc quá khuya
- Các bệnh lý về dạ dày hoặc các bệnh liên quan
- Do sử dụng thuốc
- Ăn quá no vào ban đêm
1.2. Triệu chứng trào ngược dạ dày
- Ợ chua, ợ nóng là triệu chứng phổ biến nhất. Đa phần các bệnh nhân đều có triệu chứng này và đó là dấu hiệu đầu tiên.
- Đầy hơi, khó tiêu, ợ hơi
- Buồn nôn, nôn
- Đau tức ngực
- Các bệnh về đường hô hấp: viêm phế quản, viêm amidan, viêm phổi, ho dai dẳng lâu ngày…
- Khó nói, khó nuốt, hay bị nghẹn
- Tăng tiết nước bọt, hay chảy nước dãi
- Miệng đắng
2. Cơ chế gây ho của trào ngược dạ dày
Rất nhiều người thắc mắc tại sao tôi bị ho mà lại kê thuốc dạ dày cho tôi, hay ho thì có liên quan gì đến hệ tiêu hóa. Thông thường, nhắc đến ho mọi người thường nghĩ ngay đến những vấn đề về đường hô hấp, nhưng thực tế là do trào ngược axit gây ho. Có đến 25% tổng số bệnh nhân trào ngược có triệu chứng ho mãn tính.
Cơ chế trào ngược dạ dày gây ho nhiều gồm:
2.1. Thần kinh cơ
Trào ngược dạ dày gây ho khó thở khi acid dạ dày trào ngược lên thực quản và có thể tràn sang thanh quản và phổi. Khi đó, cơ chế phản xạ ở đường hô hấp dưới được kích thích sinh ra phản ứng ho. Có thể nói, ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể để bảo vệ và ngăn không cho acid dạ dày đi vào phổi.
2.2. Loại bỏ chất kích thích trong đường hô hấp
Acid dịch vị có thể trào ngược lên thanh quản và gây tổn thương niêm mạc thanh quản cũng như mạng lưới đường thở của hệ hô hấp. Ho là một phản xạ để tống các yếu tố gây kích ứng độc hại này ra khỏi hệ hô hấp.
3. Nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày gây ho
Các nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày gây ho thường được chia làm hai nhóm:
3.1. Nguyên nhân bệnh lý
- Bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng: Những tổn thương trong dạ dày tá tràng ảnh hưởng rất lớn chức năng hoạt động của dạ dày đặc biệt là việc tiêu hóa thức ăn. Thức ăn tiêu hóa chậm sẽ sinh ra khí trong dạ dày, dạ dày tiết ra nhiều acid dịch vị hơn đồng thời kích thích trào ngược dạ dày. Đây là nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày gây ho đờm
- Do bẩm sinh: Một số người bị sa dạ dày, thoát vị cơ hoành…khiến cho chức năng cơ thắt thực quản dưới kém gây ra trào ngược dạ dày.
3.2. Nguyên nhân do lối sống
- Do căng thẳng, stress: Cortisol được sinh ra khi bạn căng thẳng stress và là yếu tố làm tăng nồng độ acid trong dạ dày, làm tăng trương lực co bóp đẩy dịch vị, làm trào ngược dạ dày thực quản gây ho.
- Béo phì: Cân nặng cơ thể sẽ tạo áp lực làm cho cơ thắt thực quản dưới giãn rộng ra, gây trào ngược dạ dày.
- Ăn uống thiếu khoa học: Sử dụng những loại thực phẩm làm tăng tiết acid, kích thích dạ dày, ăn quá no, ăn nhanh, vận động mạnh sau khi ăn, đi nằm sau khi ăn…làm rối loạn tiêu hóa và gây trào ngược.
- Chế độ sinh hoạt: Làm việc muộn, thức khuya, sự thiếu hợp lý giữa làm việc – sinh hoạt – nghỉ ngơi sẽ kích thích trào ngược dạ dày.
4. Phân biệt ho thường và ho trào ngược dạ dày
Việc phân biệt khá khó khăn do có rất nhiều biểu hiện giống nhau, tuy nhiên để ý kỹ những điều dưới đây sẽ giúp bạn biết được sự khác biệt.
4.1. Ho thường
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra những cơn ho thường, ho dai dẳng kéo dài như:
- Nhiễm trùng đường hô hấp trên
- Nhiễm trùng đường hô hấp dưới
- Lao phổi
- Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
- Hen suyễn
- Viêm phổi do tác dụng phụ của thuốc
Ho thường và trào ngược axit dạ dày gây ho có biểu hiện giống nhau là:
- Ho liên tục
- Ho có đờm
- Ho khan
- Khó thở
- Đau họng
- Đau rát và vướng trong cổ họng
- Khản giọng, khản tiến.
Tuy nhiên, với mỗi loại bệnh lý các triệu chứng đi kèm thường không giống nhau và đây chính là dấu hiệu để phân biệt các loại bệnh lý về ho.
4.2. Ho do trào ngược dạ dày
Khác với ho thường, ho do trào ngược dạ dày thường đi kèm với những dấu hiệu dưới đây:
- Ho lâu ngày, thường ho trên bốn tuần
- Vùng cổ họng viêm sưng đỏ và xung huyết
- Cơn ho kéo dài và có tần suất ngày một nhiều hơn
- Ho sau khi ăn xong hoặc ho về đêm
- Ho khi bạn đang nằm
- Cảm giác nóng rát ở phần giữa ngực và phía sau xương ức
- Khàn giọng, khàn tiếng vào buổi sáng
- Khó nuốt, hay bị nghẹn khi nuốt
- Hôi miệng
- Ngủ chảy nước dãi
Chính vì vậy bạn hãy để ý kỹ xem có các dấu hiệu như trên hay không, nếu có 2 – 3 biểu hiện trên kèm với ho thì khả năng cao nguyên nhân ho là do trào ngược dạ dày.
5. Biến chứng nguy hiểm
Trào ngược axit dạ dày gây ho nếu không được điều trị sớm bệnh sẽ trở thành mãn tính và xuất hiện những biến chứng khó lường. Chúng có thể là một trong năm biến chứng sau:
5.1. Viêm loét thực quản, trào ngược dạ dày ho ra máu
Đây là biến chứng đầu tiên bạn sẽ sớm gặp phải khi acid dạ dày thường xuyên tiếp xúc với niêm mạc thực quản. Đầu tiên có thể là những vết viêm loét nhỏ, vết thương sẽ lan rộng ra thậm chí không liền lại được và chảy máu, thậm chí là xuất huyết. Viêm loét, chảy máu thực quản khiến bệnh nhân gặp nhiều khó chịu như:
- Khó nuốt, nuốt đau.
- Đau tức ngực.
- Buồn nôn.
- Trào ngược dạ dày ho ra máu.
- Nôn ra máu.
5.2. Hẹp thực quản
Trào ngược dạ dày ho nhiều là biểu hiện bệnh đã ngày một nặng hơn, vết viêm loét thực quản lâu ngày sẽ làm xơ hóa thực quản, các vết loét liền sẹo có thể làm co rút thực quản, hẹp thực quản khiến việc ăn uống của bệnh nhân gặp nhiều khó khăn như:
- Khó nuốt
- Nuốt thấy đau,
- Ăn hay bị nghẹn hoặc bị sặc khi uống
5.3. Viêm đường hô hấp
Ngoài thực quản, acid dịch vị cũng có thể trào ngược vào thanh quản và phổi gây:
- Viêm đường hô hấp.
- Viêm họng
- Viêm phế quản
- Viêm amidan
- Viêm phổi
- Ho mãn tính
5.4. Barrett thực quản
Khoảng 10 – 15% bệnh nhân trào ngược dạ dày có nguy cơ bị Barrett thực quản (tiền ung thư thực quản). Khi phần thực quản dưới nơi tiếp giáp với dạ dày có thể bị biến đổi màu sắc và lớp tế bào lót thực quản ở vị trí này sẽ chuyển từ hình vảy sang các tế bào có hình cột tức là bạn đã mắc Barrett thực quản
5.5. Ung thư thực quản
Trong thực quản sẽ xuất hiện một khối u và chúng có thể phát triển lan khắp thực quản hoặc xâm lấn đến tổ chức bạch huyết lân cận, lan đến các cơ quan bộ phận khác. Các khối u sẽ gây cho bệnh nhân rất nhiều đau đớn, khó thở, ho ra máu, suy kiệt cơ thể…Đây là biến chứng nguy hiểm nhất, đau đớn nhất và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
6. 4 cách chữa trào ngược dạ dày gây ho
Chữa trào ngược dạ dày gây ho thường bằng cách sử dụng thuốc giúp giảm ho, giảm triệu chứng và các biện pháp thay đổi lối sống và ăn uống.
6.1. Sử dụng một số loại thuốc giảm ho
Thuốc giảm trào ngược dạ dày ho có đờm là loại thuốc đầu tiên được bác sĩ kê với mục đích làm giảm triệu chứng. Một số loại thuốc thường được sử dụng như:
- Thuốc long đờm, tiêu đờm như: bromhexin, acetylcystein…
- Thuốc kháng viêm: alphachymotrypsin, lysozyme….
- Thuốc chống dị ứng (thuốc kháng histamin H1): cetirizine, chlopheniramine…
- Thuốc giảm ho: Dextromethorphan, codein, hoặc các loại thuốc ho thảo dược
6.2. ĐI khảm để điều trị trào ngược dạ dày dứt điểm
Để điều trị trào ngược dạ dày gây ho khó thở dứt điểm, ngoài việc điều trị triệu chứng để giảm bớt khó chịu cho bệnh nhân ta nên điều trị tận gốc nguyên nhân gây trào ngược.
Khi trào ngược dạ dày gây ho phần lớn các trường hợp báo hiệu bệnh đã diễn biến nặng hơn bình thường, lúc này giải pháp đi khám là giải pháp bạn nên chọn nhất.
Bạn sẽ biết tình trạng bệnh trào ngược của mình từ đó bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên và phác đồ điều trị đúng đắn nhất, bạn hãy tuân thủ nghiêm túc lời khuyên bác sĩ và thực hiện đúng đủ các liều thuốc được kê.
Cũng có trường hợp bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp Phẫu thuật, thường được sử dụng khi bệnh trào ngược dạ dày ở giai đoạn nặng và điều trị bằng thuốc không có hiệu quả. Tuy nhiên bạn nên coi đó là giải pháp cuối cùng.
>> Bạn có thể tham khảo những nơi khám trào ngược uy tín tại bài viết sau: trào ngược dạ dày khám ở đâu ?
6.3. Điều chỉnh chế độ ăn uống và cách sinh hoạt
Lối sống sinh hoạt và chế độ ăn uống có ảnh hưởng trực tiếp đến việc trào ngược dạ dày gây ho trào ngược dạ dày bị ho. Có thể coi việc điều chỉnh lối sống và chế độ ăn uống là một phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc cực kỳ hiệu quả và an toàn.
6.3.1. Thay đổi lối sống
- Duy trì cân nặng ổn định, tránh tình trạng thừa cân béo phì để giảm áp lực lên dạ dày
- Mặc quần áo rộng rãi thoải mái
- Hạn chế uống rượu bia và các loại đồ uống có cồn
- Không sử dụng các chất kích thích
- Không hút thuốc lá
- Sử dụng gối trong khi ngủ
- Không thức khuya, không làm việc muộn
- Không để cơ thể căng thẳng, stress
- Tăng cường tập luyện thể dục thể thao, ít nhất 3 lần/ tuần, mỗi lần 30 phút
6.3.2. Thay đổi chế độ ăn uống
- Tăng cường sử dụng những loại thực phẩm có tính kiềm: bánh mì, ngũ cốc, các loại đậu, dưa hấu…
- Sử dụng một số loại thực phẩm tốt cho bệnh nhân trào ngược như: gừng, bạc hà, trà hoa cúc, sữa chua, đu đủ chín, các loại rau xanh và trái cây
- Loại bỏ những loại thực phẩm làm tăng tiết acid hoặc những loại thực phẩm gây kích ứng niêm mạc: các loại quả có múi, đồ uống có gas, socola, thức ăn nhiều gia vị và dầu mỡ, đồ ăn cay nóng…
- Ăn đúng bữa, ăn chậm, nhai kỹ, không ăn quá no
- Không nằm hoặc vận động mạnh ngay sau khi ăn
- Không ăn khuya đặc biệt là trước khi đi ngủ 3 tiếng
>> Hãy xem ngay chế độ ăn được chuyên gia tiêu hóa khuyên dùng: trào ngược dạ dày nên ăn gì ?
7. Phòng tránh trào ngược dạ dày gây ho ra sao ?
Để có thể phòng tránh được trào ngược dạ dày gây ho, chúng ta nên bắt đầu từ những nguyên nhân gây bệnh.
- Giữ cho tinh thần của bạn luôn ở trạng thái vui vẻ, lạc quan, yêu đời, tránh những căng thẳng, mệt mỏi, stress. Để làm được điều này bạn cần có những sự thay đổi tích cực trong suy nghĩ, lối sống sinh hoạt, làm việc.
- Không thức quá khuya, không làm việc muộn. Bạn nên cân đối thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý
- Không sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn và các chất kích thích
- Không hút thuốc lá
- Không ăn quá nhanh, ăn quá no không ăn quá nhiều trong một lần, không ăn muộn đặc biệt là không ăn trước khi đi ngủ 3 tiếng
- Không sử dụng những thực phẩm có hại cho dạ dày và bệnh trào ngược như: đồ ăn cay nóng, đồ ăn chua, nhiều gia vị và dầu mỡ, đồ ăn tăng tiết acid…
- Không để tăng cân mất kiểm soát
- Không mặc quần áo quá chật
Ho mãn tính và bệnh trào ngược dạ dày có mối quan hệ khá thân thiết. Trào ngược dạ dày gây ho mãn tính và ngược lại ho mãn tính cũng có thể làm người bệnh bị trào ngược dạ dày. Đi khám và điều trị sớm là điều nên làm để bạn có thể nhanh chóng tạm biệt sự khó chịu, việc điều trị sẽ nhanh và đơn giản hơn rất nhiều so với những bệnh nhân nặng và có biến chứng.
EmoticonEmoticon